Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Hướng dẫn chọn tiết tấu cho đàn Organ điện tử

Như các bạn đã biết, Style (tiết tấu) của đàn Organ là một phần quan trọng mà bất cứ tay nhạc công nào cũng cần tìm hiểu.

Đa số bạn trẻ mới học đàn Organ đều có chung câu hỏi: Cách chọn tiết tấu cho đàn Organ như thế nào? Cách làm tiết tấu trên đàn Organ ? Khi chọn tiết tấu cho đàn Organ điện tử bạn cần lưu ý những gì?
 
 
Bài viết này Tiến Đạt sẽ chia sẻ với các bạn cách chọn tiết tấu trên đàn Organ điện tử. Phần cuối bài viết chúng tôi sẽ tổng hợp cách làm style (điệu, tiết tấu) trên đàn Organ Yamaha. 
 
Tiết tấu là gì? Mẹo nhỏ để nhanh chóng tìm được tiết tấu
 
Điều đầu tiên trước khi bạn làm tiết tấu bạn cần biết: Tiết tấu là một kiểu sắp đặt âm thanh theo thời gian khác nhau (nghĩa là nhanh chậm không giống nhau, nhưng theo một quy luật lặp lại nào đó). Trên các loại đàn organ điện tử có hàng trăm loại tiết tấu và thường được phân nhóm theo phong cách âm nhạc như :Pop ,Rock,Jazz,Dance,Hip_Hop,Latin,Coutry.....
 
Trong âm nhạc có nhiều loại tiết tấu và kiểu kết hợp tiết tấu khác nhau. Để cảm nhận được các tiết tấu khác nhau, chúng ta thử vỗ tay hay nhịp chân theo giai điệu của những bài hát quen thuộc nhưng đừng hát lên hoặc chỉ hát nhỏ thôi. Tiết tấu được cụ thể hóa bởi phách. Cứ mỗi cái vỗ tay hay nhịp chân này có thể gọi là một phách. Những nhóm 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9… phách hình thành nên các loại nhịp khác nhau. Các loại nhịp này là cơ sở để các nhạc sĩ tạo nên các mẫu tiết tấu đa dạng.
 
Để có thể nhanh chóng tìm được tiết tấu như mong muốn ,trong quá trình học bạn cần để ý xem tiết tấu thuộc nhóm phong cách âm nhạc nào ,và ghi nhớ ,chẳng hạn như tiết tấu Cha cha cha ,Rumba,Bolero,Samba thường thuộc nhóm La tinh ,tiết tấu Tachno,Disco thường thuộc nhóm Dance,.....
Trước hết ,bạn hãy tìm hiểu một số phong cách tiết tấu âm nhạc thông dụng. 
Những phong cách tiết tấu âm nhạc thông dụng: 
  • Ballad :
 Là điệu nhạc có nguồn gốc từ loại hình hát múa giàu chất thơ phổ biến ở Pháp và ở Ý Thế kỷ thứ 14 $ 15 .Trải qua quá trình phát triển Ballad trở thành một phong cách âm nhạc có tính chất trữ tình ,êm ái ,nhẹ nhàng. Phong cách Ballad kết hợp với Phong cách nhạc nhẹ khác như Pop,Rock ,....tạo nên sự đa dạng về âm hình tiết tấu .
Trên đàn Organ điện tử chúng ta thường thấy có các tiết tấu như :
- PianoBallad
- GuitarBallad
- OrganBallad
- PopBallad
- 16BeatBallad
- 6/8Ballad (SlowRock...)...
  • Waltx(Van - xơ):
Là tiết tấu có nhịp điệu uyển chuyển lôi cuốn xuất xứ từ châu Âu .Các bản Van-xơ thường được viết ở nhịp 3/8 hoặc 3/4 dùng  để diễn tả những tình cảm êm đềm ,lãng mạn .Vì thế ,ở châu Âu ,điệu Van-xơ là điệu nhảy đầu tiên mà các cô dâu,chú rể lựa chọn để khiêu cũ trong ngày tân hôn .
Trên đàn organ điện tử chúng ta thường thấy xuất hiện các tiết tấu Van-xơ mang đặc điểm âm nhạc của riêng từng nước châu Âu như:
- EnglishWaltz (Áp dụng với những bài có tốc độ chậm, khoan thai )
- VieneseWaltz ( thường  hơi nhấn ở phách thứ 2 và 3,áp dụng cho những bài có tốc độ vừa phải ),
- FrenchWaltz (còn gọi là MusetteWaltz áp dụng cho những bài có tốc độ tương đối nhanh).....
Ngoài ra các điệu Van-xơ còn hòa trộn các phong cách âm nhạc khác để tạo ra các tiết tấu âm nhạc như JazzWaltz, CountryWaltz....
- Điệu Van -xơ chậm (SlowwWWaltz) còn gọi là Boston thịnh hành ở Mỹ vào những năm 1910.Ở Pháp người ta còn gọi là Boston.  Nếu điệu Van -xơ thường có tốc độ =120 -180 thì Boston thường có tốc độ khoảng = 60 - 65. Điệu Boston thường được dùng để đệm cho các ca khúc viết về nhịp 3/4 với các sắc thái buồn, có tính chất thong thả du dương bay bổng
 
Ngoài ra bạn có thể tham khảo "các điệu nhạc cơ bản trên đàn Organ" tại Đây.
 

 
CÁCH LÀM TIẾT TẤU TRÊN ĐÀN ORGAN YAMAHA 
 
Phần I: Cơ bản cách làm style.
  • Cách 1: Cách này là cách cổ mà mọi người thường làm.
-  Nhấn nút DIGITAL RECORDING -> Style Creator (phím B trên màn hình)
Sau khi vào giao diện chính của phần thiết kế style bạn chọn NewStyle để làm 1 Style mới hoặc xoá 1vài track trên style cũ để làm 1style dựa trên style có sẵn.
-  Tiếp theo là nhấn phím Sync.Start và tiến hành ghi (cách này chỉ phù hợp với những người có kỹ thuật ngón tốt và khả năng căn chỉnh, ngắt... tốt)
 
  • Cách 2: Cách mới có thể khá nhiều người chưa biết hoặc biết mà giấu nghề
Bước đầu tiên vẫn là DIGITAL RECORDING -> Style Creator (phím B trên màn hình)
Sau khi vào giao diện chính của mục thiết kế style bạn chọn NewStyle và next đến phần cuối cùng là EDIT. Các bạn chú ý các phím chức năng:
- StepRec: vào phần ghi nhạc bằng máy (ngôn ngữ dân dã cho dể hiểu
- Filter: bộ lọc (chọn những dòng chức năng để chỉnh hiệu ứng của track)
- Multisel: Nhấn tổ hợp với các phím lên, xuống, sang trái, sang phải (là các phím A B C D E trên màn hình) sau đó chọn Cut, Copy, Ins, Delete để Cắt, Coppy, nhân thêm, hoặc xoá đoạn nhạc được chọn.
 
 
Chúng ta sẽ vào phần quan trọng nhất StepRec:
Các phím: 
  • Kbd.Vel: là cường độ nốt nhạc (nếu bạn để Kbd.Vel thì khi bạn đánh nốt nào trên bàn phím đàn thì cường độ sẽ như bạn đánh phím sống còn nếu bạn chọn fff cường độ nốt nhạc sẽ mạnh nhất tương đương với volume127 và giảm dần khi bạn chọn xuống đến ppp)
  • Nrm.: là trường độ nốt nhạc ( mặc định là 80% nốt thể hiện, bạn có thể chọn trường độ là 20%, 40%, 50%, 80%, 99%.)
  • Nốt đen: khi bấm 1 phím trên đàn sẽ ghi 1 nốt đen vào style, các bạn có thể chọn trong khoảng từ nốt kép đến nốt tròn (tương tự như thế nếu bạn nhấn vào phím nốt đen để chuyển sang chùm 3), 
  • Del: xoá nốt nào đó bạn muốn chọn.
  • Tiến hành ghi: bạn nhớ chép các rip của trống hoặc rip các bè đệm ra trước rồi ghi sẽ dễ hơn là vừa nghĩ vừa ghi.Đối với bè trống việc ghi chuẩn nhịp là 1 điều không tưởng đối với bất kỳ ai khi bạn biết về phần ghi này. Mức độ chính xác chỉ đến 98~99% nhưng khi bạn ghi bằng chương trình có sẵn này thì độ chính xác sẽ là 100%.
  • Phần Bar: chỉ 1ô nhịp
  • Phần Beat: chỉ 1 phách
  • Phần CLK: chỉ trường độ các nốt (bạn có thể chỉnh đến nốt móc 4 hoặc hơn nữa - 1 nốt đen = 1919 clk, nốt đơn tương đương với 960clk như vậy tiếp tục chia nhỏ hơn bạn sẽ có nốt kép, móc tam, móc tứ... với chùm 3 cũng tương tự như vậy)
 
Nhấn phím Digital Recording-> style creator -> chọn Newstyle chọn track ghi giai điệu từ CHD1, CHD2, PHR1, PHR2 hoặc PAD (các track RHY1, RHY2 là dành cho trống, Bass là track Bass nên không nên ghi vào đây) rồi next đến phần Edit ( thường thì track CHD1, CHD2 là bè đệm, PAD là nền giàn dây, còn PHR1, PHR2 là giai điệu)
 
Sau khi thao tác đến phần này bạn chỉnh sang nốt đơn là phím 7 lên ( bên dưới màn hình có 16 phím được chia làm 2 hàng gồm 8 phím lên và 8 phím xuống) sau đó nhấn nốt Sol3, nốt thứ 2 là 1 nốt móc kép bạn nhấn phím 8 lên để chuyển sang nốt kép và ghi nốt sol 3 thứ 2 và thứ 3... tiếp tục như thế cho hết câu nhạc.
 
 
Phần II: Hướng dẫn chi tiết.
(cắm giắc nguồn vào nguồn điện ~220v bật nút STANDBY ON => DIGITAL RECORDING => STYLE CREATOR.)
1. BASIC
Ở phần Basic này gồm có các chức năng:
  • - NewStyle (phím C trên màn hình): bạn nhấn phím này sẽ xoá sạch mọi dữ liệu của style cũ thiết lập 1 style mới nhịp 4/4 tempo 120.
  • - REC CH (phím F trên màn hình): khi bấm tổ hợp phím này và các phím 1~8 lên sẽ ghi các track tương ứng. (VD: bạn nhần giữ REC CH + 8lên là bạn sẽ ghi track8 của style)
+ Khi ấn REC CH sau đó nhấn các phím 1~8 bạn có thể chọn tiếng cho từng track, tiếng mặc định trên track là tiếng piano.
  • DELETE (phím J trên màn hình): khi bạn nhấn tổ hợp phím delete và các phím 1~8 lên sẽ xoá các track tương ứng của style. (tương tự như VD trên)
  • - Phím mũi tên chỉ lên và chỉ xuống (phím A và B trên màn hình): sẽ chuyển sang chức năng chọn main, intro hoặc ending khi nhấn phím lên và chọn tempo, nhịp khi nhấn phím xuống. ( ở mục SECTION bạn có thể chọn ghi Main A, B, C, D hoặc các Intro A, B, C, D... bằng phím mũi tên chỉ lên xuống. Bạn có thể chọn số ô nhịp cho INTRO, Main, Ending ở mục PATTERN LENGTH) 
  • - Save (phím I trên màn hình) sau khi hoàn thành style hoặc hoàn thành từng phần bạn nên lưu lại (save) đề phòng trường hợp mất điện hoặc thao tác lỗi sẽ không phải làm lại từ đầu.
 
2. ASSEMBLY
Ở phần ASSEMBLY này gồm các chức năng:
  • - COPPY FROM
+ SECTINON: tương tự như phần Basic phần này cũng để chọn các main cần coppy (khi style đang ở main A mà bạn muốn coppy 1track ở main B sang main A chỉ việc nhấn phím lên, xuống ở mục section đến main B sau đó save lại là xong. Thao tác ở các phím 2~3 lên hoặc xuống)
+ CHANE: khi muốn coppy 1 track cùng main dùng phím lên, xuống để chỉnh đến track muốn coppy ( là phím 4~5 lên, xuống) 
+ Play Type: khi chuyển sang solo sẽ nghe riêng trach đang bôi đen, khi chuyển sang on sẽ phát toàn bộ style.
+ Các phím chữ cái: A, B, C, D, F, G, H, I tương ứng với các track trong style. khi màu đậm đang ở ô nào thao tác sẽ được thực hiện trên ô đó. Nếu bạn muốn coppy 1 track ở style khác vào style này bạn nhấn vào track muốn coppy rồi tìm ở phần Style có sẵm trong đàn hoặc style thiết lập ở phần USER hoặc PLOPPY DISK (đĩa mềm).
 
3. GROOVE
Ở mục này gồm các chức năng:
  • - GROOVE: 
+ ADIGTNAI BEAT: (đàn của tôi bị hỏng màn hình nên không rõ viết có đúng chính tả không nữa [Only registered and activated users can see links] ([Only registered and activated users can see links]). là phím 1~2 lên). Chức năng này cho phép đổi chất của style sang dạng 8 beat, 16beat, 12 beat, 24 beat.
+ REAT CONVERTER : (phím 3~4 lên). cho phép chuyển style sang chất 6/8 hoặc giữ nguyên.
+ SWING: (phím 5~6 lên) chuyển style sang chất SWING ở các mức độ cao dần.
+ FINE:(phím 7~8 lên) tương tự như Swing.
  • - Sau khi chuyển thấy hài lòng các bạn nhớ nhấn EXECUTE rồi save lại mới có hiệu lực
  • - DYNAMICS:
+Channel: (phím 1~2 lên, xuống) chọn các track riêng muốn tạo hiệu ứng chuyển.
+ ACCEN TYPE: (phím 3~4 lên, xuống) tạo hiệu ứng riêng cho track đang chọn theo dạng 8 beat, 16 beat...
+ Các phím 6~7~8 lên xuống là % hiệu ứng.
(phần này thật sự không quan trọng với việc làm 1 style riêng cho 1 bài vì việc bắt buộc ta phải làm style giống ca sĩ hát)
 
 
4.CHANNEL 
Ở phần này gồm các chức năng:
  • - Quantize: Các bạn có thể thấy 1bảng hiển thị các nốt nhạc dạng từ nốt đen cho đến nốt móc tam. khi làm 1 style mà ta chơi bằng tay sự chuẩn nhịp chỉ đạt từ 80~95% nên sử dụng chức năng này căn lại nhịp cho chính xác hoàn toàn. Nếu chọn nốt móc kép thì trường độ các nốt trong style nhanh nhất là nốt kép. (không nên sử dụng chức năng này cho track giai điệu hoặc những track có sử dụng bend rung hoặc nhéo vì sẽ làm lệch tiếng hoặc mất nốt hoa mỹ...)
  • - Velocity Change: triệt tiêu bớt tiếng trống bass, tép ( khi tăng thì hiệu quả nhưng khi giảm tăng lại ko thấy có hiệu quả [Only registered and activated users can see links] 
  • - Bar Coppy: dùng để copy ô nhịp mà bạn muốn (VD coppy ô 2~3 chẳng hạn)
  • - Bar clear: tương tự như trên dùng để xoá ô nhịp mà bạn chọn.
  • - Remove event: loại bỏ các hiệu ứng được chọn (các phím 4~5~6 lên xuống) trong mục Event
5.PARAMETER
Ở mục này gồm có các chức năng:
  • - Play Root: 
+ Play Root: chuyển khoá style sang các giọng ( VD: khi làm Intro bài: Bài ca đi học - giọng A-Dur ta vẫn làm trên giọng CM7, sau khi hoàn thành ta chuyển khoá Play Root sang A và Play Chord sang Maj)
+ Play Chord: chuyển khoá style sang các giọng: trưởng, thứ, trưởng 7, thứ7...
  • - NTR.ROOT FIXED: (chưa nghiên cứu sẽ update sau [Only registered and activated users can see links] ([Only registered and activated users can see links]))
  • - HIGH KEY & NOTE LIMIT
+ Khi chọn phần HIGH KEY bạn sẽ chọn nốt cao nhất mà style được phép chơi (VD: khi làm track Bass thường ở các main chỉ được phép từ E0~Eb1 ta đặt khoá vào sẽ không bị tiếng bass quá cao)
+ NOTE LIMIT khóa cao độ 1 track trong khu vực cho phép ( như VD trên ta để Low là E0 và HIGH là Eb1 thì âm vực phát ra của track chỉ thể hiện trong khoảng đó, nốt nào cao sẽ bị đẩy xuống 1 quãng 8)
  • - RTR. RETRIGGER TO ROOT
6. EDIT
Đây là phần quan trọng nhất của bài viết này
- Các phím mũi tên lên(A) xuống(B) lên đầu trang(C) sang trái(D) sang phải(E)
- Bar (phím 1 lên, xuống) tương đương với 1ô nhịp được hiển thị
- Beat (phím 2 lên, xuống) tương đương với 1 phách được hiển thị
- CLK (phím 3 lên, xuống) tương đương với 1 phần của phách được hiển thị (1 phách = 1920 clk)
- Data Entry (phím 4 lên, xuống chọn lên hoặc xuống nhiều dòng, phím 5 lên, xuống chọn lên hoặc xuống 1 dòng)
- CUT cắt 1 đoạn dán vào ô nhịp hoặc 1 phách khác ( tương tự như CUT ở máy tính)
- Copy tương tự như CUT nhưng ko xoá phần gốc.
- INS thêm 1 phần mới như phần đang được bôi đen (VD nếu trên đàn đang bôi đen nốt E bạn nhấn INS sẽ có thêm 1 nốt E nữa ở cùng với nốt gốc, khi phát ra sẽ bị trùng âm)
- Deletexoá đoạn nhạc hoặc dòng chức năng đang được bôi đen.
- Multisel. Khi nhấn tổ hợp phím này và các phím lên, xuống sẽ chọn (bôi đen) 1 đoạn nhạc từ nốt đầu tiên được chọn.
- Filter: bộ lọc các ctrl (có 127ctrl nhưng chỉ có 11 ctrl là chức năng) Khi vào phần Filter có mục Main (phímC) bạn chọn các chức năng hiển thị gồm: 
  • +Note(nốt nhạc) 
  • +Control change (hiển thị ctrl). 
  • +Program change (hiển thị chương trình chọn tiếng cho style). 
  • +Pitch Bend (hiển thị độ nhéo của bend). 
  • +System exclusive mesageF0 
Mục Ctrl có 11Ctrl:
  • + ctrl000: Bank select MSB (1phần định dạng của voice)
  • + ctrl001: Modulation (hiển thị độ rung của bend)
  • + ctrl010: Panpot (hiển thị phần tiếng ra loa stereo)
  • + ctrl011: Expression (hiển thị độ to nhỏ của tiếng)
  • + ctrl032: Bank selec LSB (1phần định dạng của voice)
  • + ctrl071: Harmonic content (căn chỉnh quãng hoà âm tiếng đàn)
  • + ctrl074: Brightness (căn chỉnh độ sáng tiếng đàn)
  • + ctrl084: Portamento control (căn chỉnh luyến, ngắt tiếng đàn)
  • + ctrl091: Reverb send lever (căn chỉnh độ vang tiếng đàn)
  • + ctrl093: Chorus send lever (căn chỉnh tiếng đàn)
  • + ctrl094: DSP send lever (căn chỉnh tiếng đàn)
Tiến hành ghi: bạn chọn Step Rec rồi thao tác như phần VD[Only registered and activated users can see links] trên. Việc còn lại chỉ là khả năng tư duy, sáng tạo khi bạn làm 1 style mới hoặc 1 tai nghe tốt để ghi lại 1 bài nhạc đang cần làm.
 
Mẹo nhỏ: để tránh nhầm lẫn khi làm Intro bạn nên ghi bè giai điệu ra giấy sau đó đặt hoà thanh chuẩn, rồi từ đó mới phát triển ra các bè đệm, các câu chốt, câu báo. Viết các RIP trống, RIP bè đệm cho hợp lý rồi mới làm style. Nhớ đánh dấu ô nhịp trên giấy để khi sửa lại Style chỉnh luôn đến ô nhịp đó rồi chọn từng phách tránh nhầm lẫn hỗn loạn trong hàng loạt ký tự lạ khi làm chưa quen. Tương tự như thế với Ending và các Main
 
Khi làm sty sau khi "đánh sống" phải vào EDIT để chỉnh sửa những nốt nào không ưng ý như tiếng to quá, nhỏ quá, ngân dài, ngân ngắn, chệc METRO-NOME v.v...Trong EDIT còn có chức năng STEP để làm một sty độ chính xác tuyệt đối và ứng ý nhất như viết những nốt nhạc trên giấy nhưng nhược điểm là thời gian làm lâu hơn so với "đánh sống". Phần EDIT đóng một vai trò cực kỳ quan trọng là cài được tiếng "cheng" (cymbal) cuối cùng trong phần báo trống (dồn trống) mà đánh sống không thể nào cài được, mà cài được cũng chệch đến nửa phách (nghe không ra gì). Tôi sẽ hướng dẫn từng phần một, dưới đây là một trong những phần đó :
 
Làm SYNC STOP (tu ti-dằn trống) sống động từ EDIT (cymbal ở đầu nhịp):
Bạn chọn một sty cần làm rồi bạn vào DIGITAN RECODING --->STYLE-CREATOR rồi chọn MAIN cần làm (nên chọn MAIN C hoặc D, [ấn C hoặc D rồi ấn nút +8 OK dưới cùng bên phải màn hình]) tiếp theo ấn nút NEXT 5 lần sẽ đến trang EDIT, 
  • 1/ bấm nút B để di chuyển thanh ngang đến vị trí (1) trên ảnh (có thể là nốt A0, B0,C1 và nhìn ngang sang bên trái phải hiển thị là 1:0000 vì đó là nốt của phách đầu tiên). 
  • 1/ Ấn nút INS (2) 2 lần màn hình sẽ hiện ra 2 nốt giống nốt ban đầu.
  • 3/ Ấn nút A hoặc B để di chuyển thanh ngang, ấn C hoặc D để di chuyển đến cột dọc cần chỉnh sửa, như trong hình ta nhập note C#2 & A2 thay C1 (3).
  • 4/ Có thể chỉnh sửa cường độ hai note vừa cài bằng cách chuyển thanh ngang và cột dọc để vị trí cần chỉnh sửa rồi tăng giảm bằng DATA ENTRY, khi đã như ý rồi bạn thoát ra, SAVE lại rồi bật SYNC STOP lên dằn với tay phải thử xem thử xem đảm bảo rất sống động đó bạn chúc thành công !!! 
Trên đây là một ví dụ cơ bản về việc sửa chữa các nốt, các bạn có thể tự thao tác và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng với các trường hợp khác
 
 
Làm cymbal vào cuối của Fill in trong style
Hiệu quả nếu như chơi rift và bấm nút báo trống trên đàn là tương tự như ở phần trên, tuy nhiên cách này áp dụng khi fill thì có báo cymbal mà chơi bình thường không báo thì không có cymbal trên main, cách làm là cho tiếng cymbal báo vào thời điểm cuối cùng của fill làm cho tai nghe ta thấy như là báo ở phách mạnh của main
 
Thường những sty sưu tầm tự làm khi dồn trống hay thiếu tiếng "cheng" cuối cùng hoặc tiếng nhỏ nghe cảm giác hụt hẫng không hay lắm cho nên ta dùng EDIT chỉnh sửa lại tiếng này cho vừa ý nghe hay hơn (tuy nhiên bạn có thể chỉnh sửa cả tiếng trống theo ý muốn).
 
  • 1/ Vào DIGITAL REC ---> STYLE CREATOR đến thẻ BASIC bạn chọn FILL của MAIN cần sửa bằng cách ấn MAIN (A,B,C,D) ---> OK ---> AUTOFILLIN ---> OK như vậy đã chọn được FILL cần chỉnh sửa ---> START/STOP tắt RHY1 hoặc RHY2 để xem tiếng dồn trống đó ở track nào khi đã biết rồi thì bấm giữ nút REC và bấm track đó.
  • 2/ bấm NEXT 5 lần đến EDIT, ấn nút B (1) để chuyển thanh ngang xuống và dừng ở note cuối cùng, ấn INSET (2) 2 lần để chèn 2 note vào, ấn nút D hoặc E để chuyển đến cột dọc cần chỉnh sửa (3)-->Quay bánh xe DATA tiến đến số 1919 (chỉnh cả 2 nốt vừa chèn)---> bấm nút E chuyển đến cột dọc giữa (4) lần lượt nhập 2 note C# 2 và A 2 như trong hình. Có thể chỉnh sửa cường độ to nhỏ ở vị trí (5). Xong bạn EXIT---> SAVE và chơi thử
Nếu kết hợp cả 2 phương án trên, thì đoạn fill in của main A, B thì ta để cymbal ở cuối fill, còn main C và D thì đẩy lên 4 measure cho mỗi main và làm cymbal ở đầu main. 
Làm như thế thì khi fill in A, B, C, D đều có cymbal, nhưng khi chơi thì main A và B (thường là nhẹ nhàng) không bị lặp lại cái cymbal nếu chơi toàn rift (nghe tương đối khó chịu khi đang êm đềm nghe cái cymbal), còn main C, D thì cứ 4 khổ lại đổ cymbal một cái và dùng tuti khi đang sử dụng main C và D.
Lưu ý với dance kit nếu chọn tiếng cymbal cho phù hợp, có 1 cymbal không nên áp dụng trong trường hợp tuti này vì nghe rất dở (với đàn từ 3000 trở xuống là A2)

  Tiến Đạt ( st )
Nguồn: TheThuongNT - Vianhem
 
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt  đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, ph kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, trống cajon .... Nếu bạn có nhu cầu cần mua đàn hoặc cần tư vấn về nhạc cụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.

Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.
 
Sản phẩm được phân phối bởi: 
 
TRUNG TÂM NHẠC CỤ ÂM THANH TIẾN ĐẠT (Dưới sự điều hành của Thanhdat.,JSC)
Tại Hà nội: Số 75 Đường bờ sông Quan Hoa - Phường Quan Hoa - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại : 04.22109007- 04.6663.9953 - 090.321.6609 - 0917.456.328
Tại TP.HCM: 207 Điện Biên Phủ, P. 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: 08.35144875 - 09456.110.11 / Fax: 0835118092

Showroom: 310 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 3, Quân 3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 083.5050.345 -  0904.83.1381

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét